Bài thuốc Nam dòng họ Đỗ Minh điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xếp nước ta vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Trong đó, các bệnh thường gặp nhất bao gồm: Viêm xương khớp, thoái hóa khớp, cột sống, đầu gối, thoát vị đĩa đệm,…

Việc tìm ra những phương pháp cho các chứng đau nhức xương khớp hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm. Hiện nay, nhận thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc như “nhờn” thuốc, gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, nhiều người đã chuyển hướng sang các phương pháp sử dụng thảo dược nhiên nhiên kết hợp với ăn uống, luyện tập hay vật lý trị liệu. Không ít người trong số họ đã nhận được kết quả chữa bệnh khả quan và không còn phải “chung sống” với những triệu chứng đau nhức nữa.

Tỷ lệ người dân mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao và trẻ hóa

Tại sao thảo dược thiên nhiên giúp chữa bệnh xương khớp an toàn và hiệu quả? Đâu là những loại dược liệu bệnh nhân xương khớp nên sử dụng? Dưới đây là phần giải đáp chi tiết của lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Trung tâm ứng dụng và nghiên cứu thuốc dân tộc, dành cho hai câu hỏi trên.

Thảo dược thiên nhiên chữa bệnh xương khớp: Hoàn toàn có thể!

Hỏi: Chào lương y Đỗ Minh Tuấn, tại sao thảo dược thiên nhiên có thể chữa bệnh xương khớp hiệu quả?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Đối với những căn bệnh khó chữa như xương khớp, ít người có niềm tin rằng các loại thảo dược quen thuộc có ngay trong vườn nhà hay chỉ mất vài nghìn đồng để mua lại có khả năng chữa lành bệnh. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.

Theo kinh nghiệm dân gian cũng như những nghiên cứu của y học cổ truyền, một số loại lá cây, củ, quả chứa các dược chất cần thiết giúp cho bệnh xương khớp của bạn được cải thiện nhanh chóng. Có thể kể đến một số công dụng chính của các loại thảo dược này như:

- Giảm các triệu chứng chân tay tê mỏi.

- Kháng viêm.

- Giảm sưng, đau, giúp xương cốt được thư giãn.

- Tăng cường chất keo trong khớp để việc vận động trở nên dễ dàng hơn.

- Duy trì khả năng vận động và tăng sức đề kháng.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh xương khớp, bệnh nhân còn nhận được những lợi ích khác như: An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ giống như thuốc Tây y, dễ dàng sử dụng, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Những thảo dược chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất

Hỏi:Vậy những thảo dược nào nên dùng để trị xương khớp, thưa lương y?

Lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Việt Nam ta có rất nhiều vị thuốc quý có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh xương khớp, một số loại có thể kể đến như:

# Bồ công anh: Dược liệu bổ trợ tuyệt vời cho bệnh nhân xương khớp

Bồ công anh có tên khoa học là taraxacum officimale bigg, là một loại thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc Nam. Đây là loại cây rất giàu các chất cần thiết cho cơ thể như: Canxi, sắt, magiê, kali, vitamin A, B, C, E, K,... ở cả phần lá và phần thân.

Bồ công anh không chỉ mát gan, giải độc mà còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp

Ngoài tác dụng chữa các bệnh về viêm họng, ho, tắc tuyến sữa…, bồ công anh còn được biết đến là một thảo dược chữa bệnh xương khớp vô cùng hiệu quả. Với hàm lượng cao canxi, magie và sắt, cây bồ công anh có khả năng nuôi dưỡng xương khớp, giúp xương chắc khỏe, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh về xương khớp không thể thiếu loại thảo dược này.

# Lá lốt: Cây thuốc quanh nhà giúp chữa bệnh xương khớp hiệu nghiệm

Lá lốt được biết đến là loại rau gia vị quen thuộc trong những bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh vô cùng hiệu quả.

Khả năng chữa bệnh của lá lốt xuất phát từ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất tốt. Nói theo y học cổ truyền, lá lốt có công dụng tán hàn, ông trung, hạ khí, chỉ thống… Vì thế, đây là loại thảo dược chữa bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp vô cùng hiệu quả.

# Cà gai leo: Vị thuốc quý nhiều công dụng

Từ lâu, cà gai leo đã trở thành một vị thuốc quý trong Đông y. Người ta thường dùng phần rễ và dây của cây này để chữa bệnh vì đặc tính giảm đau, kháng độc, chống viêm của nó. Ngoài việc chữa các bệnh đau nhức xương khớp phổ biến, cà gai leo còn bổ sung một lượng lớn chất đầy kháng giúp xương khớp trở nên chắc khỏe hơn.

Do đó, đây là loại thảo dược vừa có công dụng chữa bệnh, vừa có khả năng tương cường sức đề kháng cho người bệnh.

# Cỏ xước: Thảo dược quen thuộc rất tốt cho bệnh xương khớp

Cỏ xước là loại thảo dược không xa lạ gì với người Việt Nam, xuất hiện nhiều ở các khu vườn hoặc các vùng đất cao ráo, thoát nước tốt. Cỏ xước có công dụng giảm đau, nuôi dưỡng xương cốt chắc khỏe hơn, phòng trừ bệnh tê mỏi, đau nhức do hoạt động nhiều.

# Dây đau xương: Vị thuốc đặc trị bệnh cơ xương khớp

Dây đau xương có tên tiếng Hán là khoan cân đằng (nghĩa là: Giúp xương cốt được khỏe mạnh, thư giãn) và được biết đến là loại thảo dược chuyên đặc trị bệnh về xương khớp. Loại cây thân leo này có tính đắng, vị mát, có công dụng chữa đau nhức xương, chân tay co rút hoặc tê dại rất tốt.

# Gối hạc và tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp

Gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume, trong Đông y, gối hạc còn được gọi là Kim lê, Bí dại, Phi tử, Xích thược,... Cây này thường mọc thành bụi, có dạng dây leo, lá có răng cưa, hoa màu đỏ còn quả chín có màu đen.

Gối hạc có mặt nhiều ở các vùng núi tại Việt Nam

Phần dùng làm thuốc của gối hạc thường là rễ. Trong y học cổ truyền, rễ gối hạc có tính mát, vị ngọt đắng. Dược liệu này có công dụng tiêu sưng, thông huyết hiệu quả, do đó gối hạc được dùng chữa các chứng sưng tấy, phong tê thấp, đau nhức xương khớp, viêm đa khớp,...

Hỏi: Thưa lương y, người bệnh nên sử dụng những cây thuốc trên như thế nào để phát huy tác dụng trị bệnh xương khớp?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Sử dụng các loại thảo dược nêu trên, người bệnh có thể xay/ đun nước uống hoặc tìm những bài thuốc chứa các loại thảo dược này để sử dụng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thường mất nhiều thời gian, hiệu quả đến từ các thảo dược thiên nhiên lại “chậm chạp” khiến nhiều người bệnh nhanh chóng nản lòng.

Bên cạnh đó, mỗi vị thuốc Nam sẽ mang lại những tác dụng riêng biệt cho người bệnh. Vì vậy, trong đại đa số trường hợp, bệnh nhân xương khớp muốn trị bệnh hiệu quả thì cần phải sử dụng phối kết hợp nhiều loại dược liệu với nhau.

Bài thuốc từ những loại thảo dược thiên nhiên chữa bệnh xương khớp khỏi hoàn toàn

Hỏi: Được biết hiện nay Nhà thuốc Nam dòng họ Đỗ Minh Đường đang trị hiệu quả cho nhiều người bị xương khớp bằng bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, liệu lương y có thể chia sẻ chi tiết về phương pháp chữa bệnh này được không?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Như tôi vừa nói, các thảo dược nêu trên có thể được sử dụng độc lập trong chữa bệnh xương khớp, tuy nhiên để thu được hiệu quả điều trị cao thì cần đến sự phối kết hợp nhiều vị thuốc với nhau một cách hài hòa nhất.

Đây chính là điều mà nhiều đời lương y của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi lưu tâm đến để nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp cho người dân Việt.

Đến nay, sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu và thừa kế bài thuốc mà cha ông để lại từ trăm năm trước, tôi đã bào chế thành công bài thuốc Nam có khả năng chữa bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Bài thuốc bao gồm các bài thuốc nhỏ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều trị bệnh.

Thành phần, công dụng bài thuốc chữa bệnh xương khớp của dòng họ Đỗ Minh

Bạn đọc quan tâm tới Bài thuốc Nam gia truyền chữa bệnh cơ xương khớp của dòng họ Đỗ Minh có thể xem chi tiết tại đây.

>>Bài thuốc chữa bệnh cơ xương khớp dòng họ Đỗ Minh Đường

Hỏi: Theo như tôi được biết, hầu hết các bài thuốc Đông y chỉ bao gồm 1 bài thuốc sắc duy nhất, tại sao Đỗ Minh Đường cần sử dụng đến 4 bài thuốc khác nhau, thưa lương y?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Thận chủ về cốt, can chủ về cân. Vì vậy nên hầu hết các bệnh xương khớp đều liên quan tới gan và thận. Một khi gan thận suy giảm chức năng và bị tổn thương sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Cụ thể, người bệnh thường gặp các hiện tượng như đau nhức, thoái hóa khớp, khô khớp,...

Do đó, để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, Đỗ Minh Đường không chỉ chú trọng vào việc giảm đau, tiêu viêm, tái tạo sụn khớp,... mà còn bồi bổ gan thận, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giải thích tại sao chúng tôi dùng tới 4 bài thuốc kết hợp với nhau trong chữa bệnh.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng phải sử dụng cả 4 bài thuốc nêu trên, nghĩa là tùy từng tình trạng bệnh mà chúng tôi sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

“Bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh không chỉ nổi tiếng về khả năng trị bệnh xương khớp hiệu quả mà còn giúp bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng cho người bệnh để giảm thiểu một cách tối đa nhất các triệu chứng viêm, đau, nhức xương khớp”

Hỏi: Để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao, ngoài việc dùng thuốc thì nên lưu ý những vấn đề gì?

Lương y Đỗ Minh Tuấn: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, bệnh nhân xương khớp nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp. Cụ thể như:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm: Thịt, cá, trứng, sữa,...

- Không kiêng khem quá mức mà chỉ hạn chế hoặc không ăn các món ăn mà bác sĩ dặn dò.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 bởi hoạt chất này giúp làm giảm triệu chứng đau, cứng khớp hiệu quả.

- Uống đủ nước mỗi ngày (2 - 2.5 lít/ ngày).

- Người bị bệnh xương khớp nên tránh ăn ngô nếp, đồ nếp đã qua chế biến vì nhóm thực phẩm này có chứa hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.

- Hạn chế lao động nặng, thức khuya,...

- Hạn chế ăn đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ.

- Tập thể dục thể thao đều đặn.

Cảm ơn lời khuyên của lương y về những lời khuyên hữu ích trên. Mong rằng qua bài viết này, bệnh nhân xương khớp sẽ tìm ra được hướng điều trị mới cho bệnh tình của mình.

Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh Đường

- Được cấp giấy phép hoạt động bởi Sở Y tế Hà Nội.

- Các lương y, thầy thuốc đều là chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

- Là địa chỉ uy tín trong điều trị các bệnh xương khớp, nam khoa (yếu sinh lý, xuất tinh sớm,...), mề đay, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, ho,...

- Năm 2017, Đỗ Minh Đường vinh dự nhận giải thưởng Cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo” trao tặng bởi Tạp chí Sở hữu trí tuệ.

- Năm 2018, Đỗ Minh Đường được đài VTV2 mời tham gia chương trình “Khỏe thật đơn giản” trong các số phát sóng về bệnh viêm họng hạt, bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh mề đay mẩn ngứa.

Mọi thắc mắc về Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh Đường, bạn đọc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ Nhà thuốc tại Hà Nội:

- Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình

- Hotline: 0932 088 186

- Máy bàn: 028 3899 1677

Địa chỉ Nhà thuốc tại Hồ Chí Minh

- Địa chỉ: Số 100 Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh

- Hotline: 0938 449 768 - 0932 088 186

- Máy bàn: 028 3899 1677

Website: https://dominhduong.com/

Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường

Email: lienhe@dominhduong.com

Chơi hoa tết, hoa nào có độc?

Hoa thủy tiên:

Hoa thủy tiên là loài hoa rất quen thuộc, thường được trồng để trang trí nhà cửa trong những ngày lễ Tết. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn xếp hai bên. Hoa có 6 cánh, ở giữa chân của nhị đực phình to xếp sát vào nhau thành “chảu” hình chén, màu ngọc - lục nhạt.

Hoa thủy tiên.

Hoa thủy tiên.

Giống thuỷ tiên có cánh màu trắng gọi là “ngọc chảu ngân đài”. Giống thuỷ tiên có cánh màu vàng gọi là “ngọc chảu kim đài”. Tuy nhiên, những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may bạn ăn phải với số lượng lớn. Đã có nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như: chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.

Hoa lan chuông:

Là loại hoa thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Hoa nhỏ màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính.

Hoa lan chuông

Hoa lan chuông

Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước mà chúng nằm ở đó. Nếu ăn nhiều có thể bị nôn nửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim.

Hoa cẩm tú cầu:

Là cây thân mộc, thân thảo bụi ưa bóng râm ẩm thấp, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng. Tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Người bệnh có thể bị ngứa da, nôn mửa, suy yếu và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê, co giật và ngừng lưu thông máu.

Hoa đỗ quyên:

Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, cây thân gỗ có vỏ cành màu xám, lá mọc cách, thường mọc nhiều ở vùng núi cao. Hiện nay, thường được trồng vào chậu để làm cây cảnh nội thất, trang trí. Thế nhưng lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Chẳng may ăn phải những chiếc lá xanh của chúng môi của bạn sẽ bị nóng rát. Nếu nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…

Hoa trúc đào:

Đây là loại cây có hoa rất đẹp và được trồng khá nhiều làm cảnh, hàng rào, trang trí khu vui chơi, công viên, hè phố… Cây cao khoảng 2 - 3m, nở hoa rất đẹp nhưng có độc tố mạnh và chất này có ở mọi thành phần của cây, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp. Vì trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin nên chỉ cần nhai một lá trúc đào là đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10 - 20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn. Thế nhưng khi được hỏi, hầu hết mọi người đều rất mơ hồ về điều này. Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu ôxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da.

Hoa hồng môn:

Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá màu xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh. Lá và những bông hoa đỏ tươi hồng môn có độc tính. Ăn phải sẽ đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp nếu ăn nhiều sẽ gây khàn giọng và khó nuốt.

Hoa hồng môn

Hoa hồng môn

Lời khuyên thầy thuốcDo là loại hoa có màu sắc đẹp nên trẻ em rất tò mò với thiên nhiên, nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Vì thế việc đề phòng cây cảnh gây ngộ độc cho trẻ em là điều cần thiết. Không trồng, trang trí trong nhà những cây có nguy cơ gây nguy hiểm. Có thể chọn các loài hoa đẹp không độc thay thế. Nếu có thói quen, sở thích, ý nghĩa muốn trồng loại hoa này trẻ nhỏ tránh tiếp xúc. Đối với trẻ lớn hơn cần căn dặn trẻ cẩn thận không được ăn, hái hoặc nghịch loại hoa có độc trên. Đối với ngộ độc các loại hoa còn phụ thuộc vào mức độ ăn, và tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người. Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm nguy cơ cao hơn.Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện ngộ độc các loại hoa trên cần xử trí như sau:- Ăn nhầm lá hay thân, hoa thì phải lấy ngay các vật còn sót lại trong miệng nạn nhân, cần gây nôn bằng cách cho uống bằng cách: uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) nếu chưa nôn dùng lông gà rửa sạch ngoáy họng. Chú ý: Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi miệng trẻ cho sạch.- Nếu bị ngộ độc trên da: rửa da bằng nước sạch ở nơi bị nhiễm độc ít nhất 15 phút, không nên bôi kem lên những vùng bị nhiễm độc.Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. Cần mang theo chất nôn để xác định độc tính.

Bác sĩ Trần Bá

Muống biển chữa cảm, sốt rét

Hỏi: Xin cho hỏi rau muống biển có công dụng chữa bệnh gì?

(Trần Văn Hoài - Kiên Giang)

Trả lời: Rau muống biển tên khoa học Ipomoea biloba Forsk, (Ipomoea maritima R. Br., Convolvulus pescaproe L. Batatas maritima Bojer).

Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.

Mô tả cây

Muống biển là một loại cây cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành, thân tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc và không rỗng như thân rau muống, có 2 đường rãnh nông hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia. Lá mọc cách gần như nhình vuông, phía cuống hình tim, đầu hơi tròn và xẻ thành hai như hình móng chân con trâu, cuống dài 5 - 7cm có khi tới 12cm, phiến lá dài 4 - 6cm, rộng 5 - 7cm, hai mặt đều nhẵn. Lá non có hai mảnh cụp vào nhau. Hoa lớn màu hồng tím giống như hoa rau muống, mọc thành xim ít hoa ở kẽ lá, cuống chung dài 2 - 4cm, 5 nhị màu trắng đính vào cuối tràng hoa, bao phấn chia 2 ngăn nứt theo chiều dọc, tua nhị phình to phía dưới, có lông, bầu thượng.

Khi ngắt lá có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Dây mọc bò lan trên mặt đất, bò lan đến đâu rễ mọc đến đấy.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng muống biển làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiêu tiện, chữa thủy thũng, đau bụng.

Dùng ngoài, lá muống biển tươi giã nát đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ. Hoặc phơi khô, tán nhỏ, rắc lên những nơi bị bỏng.

Tại Campuchia có nơi dùng lá giã nhỏ, trộn với lá dây đau xương, củ sả và vỏ dừa đốt lấy khói xông lên chỗ trĩ hậu môn.

Liều dùng hàng ngày 20 - 30g dưới hình thức thuốc sắc hay xông.

(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

của GS. ĐỖ TẤT LỢI

Vị thuốc có tên chó

Cây chó đẻ:

Còn được gọi với nhiều tên khác như: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày), tên khoa học Phyllanths urinaria L., tên đồng danh: P. amarus, P. cantoniensis Hornem., P. alatus Blume, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Sở dĩ có tên chó đẻ vì người ta quan sát thấy những con chó mẹ sau khi sinh thường đi tìm loại cây này ăn để chữa ứ huyết. Cây có tên là diệp hạ châu, vì có các hạt tròn nằm dưới lá. Ngoài ra còn có nhiều tên khác: trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu...

Vị thuốc có tên chó

Chó đẻ là loại cây sống hàng năm hoặc sống dai, cao 20 - 30cm. Thân nhẵn, màu đỏ, thường phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, xếp hai dãy sít nhau có hình thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới hơi mốc. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành. Quả nang hơi đỏ, hình cầu, có gai nhỏ, chứa 6 hạt hình tam giác, màu nâu nhạt.

Mùa hoa quả tháng 4 - 8.

Ở Việt Nam, chó đẻ mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ, ruộng vườn, đất hoang. Người ta thường thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè - thu, rửa sạch đất cát, cắt khúc ngắn, dùng tươi hoặc phơi trong chỗ râm mát để dùng dần.

Trong chó đẻ răng cưa có các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.

Theo Đông y, chó đẻ có vị đắng, tính mát, tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thạch can nhiệt, làm sáng mắt, hạ sốt.

Thường dùng chữa viêm hầu họng, ung nhọt, đinh râu, lở ngứa, chàm má, tưa lưỡi, viêm da thần kinh, sản hậu ứ huyết.

Ngày nay, người ta ứng dụng điều trị viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan.

Ngày dùng 8 - 16g khô, sắc uống, hoặc dùng cây tươi 20 - 40g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên chỗ đau.

Dùng ngoài, lấy cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên vết thương chảy máu, mụn nhọt hoặc các đầu khớp bị sưng đau.

Chú ý phân biệt với một cây khác, cũng mang tên chó đẻ răng cưa, còn có tên cam kiềm, tên khoa học Phyllantus niruri L., thuộc họ Thầu dầu. Phân bố ở một số tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Hải Dương...).

Về hình dạng thực vật, cây này cũng giống như cây thân xanh nói trên, song cây chỉ cao khoảng 5 -10cm; thân, cành có màu tía đỏ, quả có màu đỏ.

Người ta thường dùng toàn cây, sắc đặc, lấy nước ngậm chữa đau răng lợi, hôi miệng, thông tiểu, thông sữa, còn dùng trị viêm gan vàng da.

Cây đuôi chó:

Còn gọi là đuôi chồn tóc, đuôi chồn quả đen, Hầu vĩ tóc, tên khoa học Uraria crinita (L) Desv.ex D., thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Đuôi chó là loại cây nhỏ, cao khoảng 1,5m. Lá có 3-5 lá chét hình trái xoan dài. Hoa màu tím nhạt, xếp thành chùm ở ngọn, hình trụ, dạng bông. Quả hình đậu, đen bóng có 3 - 5 đốt.

Cây ra hoa vào khoảng tháng 7 - 9.

Cây đuôi chó mọc hoang khắp nơi, thường gặp trong các thảm cỏ cây bụi khô, rừng tre.

Người ta thu hái toàn cây để làm thuốc, tốt nhất vào mùa hè- thu, rửa thật sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Lá tươi cũng có thể ăn như một loại rau.

Theo Đông y, vị thuốc đuôi chó có vị ngọt dịu, tính mát, tác dụng sát trùng, cầm máu, tiêu viêm. Thường dùng chữa cảm lạnh, ho, ho ra máu, đi tiểu ra máu, đầy hơi, tiêu chảy, trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng.

Ngày dùng 30 - 50g khô sắc uống.

Trong cây đuôi chó có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid, có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh, được dùng bào chế thành thuốc chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn.

Rễ của cây có tác dụng điều trị tiêu chảy.

Qua nghiên cứu, cây đuôi chó có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, đồng thời tăng cường sản sinh dịch khớp, tái tạo xương và sụn khớp, phục hồi khớp bị thoái hóa.

Ở Malaysia và Ấn Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy. Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.

Ở Indonesia, người ta dùng toàn cây chữa lỵ, ỉa chảy, lá lách sưng to, đau gan, rò, mụn mủ, bướu.

Ở Ấn Độ, lá giã ra dùng ngoài đắp vào người khi bị sưng lách, sưng gan; hoa được dùng làm chế phẩm trị mụn xuất hiện sau bệnh đậu mùa.

Dùng ngoài, lấy cây tươi rửa thật sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt.

Lưu ý: phụ nữ có thai kiêng dùng.

Cỏ đuôi chó:

Còn gọi là cẩu vĩ thảo, khuyển vĩ thảo, quang minh thảo, tên khoa học Setaria viridis (L.) Beauv., thuộc họ Lúa (Poaceae).

Cỏ đuôi chó là cây thảo hàng năm. Thân cao khoảng 10 - 50cm. Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đỏ. Bộ phận làm thuốc là thân và hạt, thu hái tốt nhất vào mùa hè - thu. Cỏ đuôi chó thường mọc ở các bãi cỏ, ruộng hoang khắp nơi trong nước.

Vị thuốc có tên chó

Theo Đông y, cỏ đuôi chó có vị đạm (nhạt), tính lương (mát), tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc tiêu thũng. Thường dùng chữa trúng nắng, can nhiệt gây đỏ mắt, thũng độc, tiểu tiện khó, tiểu ít, tiểu nóng.

Ngày dùng 12 - 16g, dạng thuốc sắc uống. Dùng ngoài rửa thật sạch, sắc lấy nước rửa mắt đỏ đau. Người ta còn dùng thân cỏ đuôi chó làm thức ăn gia súc. Hạt cũng được dùng để nấu cháo, nấu chè.

Rong đuôi chó:

Rong đuôi chó còn gọi là đuôi chồn, tên khoa học Ceratophyllum demersumL., thuộc họ Rong đuôi chó (Ceratophyllaceae).

Cây thảo sống dai, không có rễ, mọc chìm lơ lửng trong nước; cành dài, nhỏ. Lá mọc đối, 2 cái ở mỗi mắt, phiến lá lưỡng phân 3 - 4 lần làm thành các đoạn nhỏ hình sợi hơi cứng, mép có răng. Hoa đơn độc ở nách lá, cùng gốc; lá đài nhiều, cánh hoa trắng; nhị nhiều (đến 30), xếp thành nhiều vòng; không có chỉ nhị. Quả bế hình trứng có mũi nhọn và 2 sừng dài đến 1cm.

Ra hoa vào mùa xuân - hè.

Rong đuôi chó là loài phân bố toàn thế giới. Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến trong các ao hồ từ vùng thấp đến vùng cao 1.500m; cũng thường được thả trong các bể cá.

Người ta dùng toàn cây (Herba Ceratophylli Demersi) để làm thuốc.

Các đoạn lá rong có chứa chất myrophyllin.

Theo Đông y, rong đuôi chó có vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, cầm máu.

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị nội thương xuất huyết, viêm tuyến mang tai, viêm khí quản mạn tính. Ngày dùng 4-8g.

Ở Ấn Độ, cây được dùng chữa thiểu năng mật và dùng trị bò cạp đốt.

Cây chân chó:

Còn gọi là cẩu cước thảo, cây hoa khế, cáp mộc hình sao, tên khoa học Crai biodendron stellatum (Pierre) W.W Sm., thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae).

Cây gỗ nhỏ thường xanh, cao 4 - 6m, nhánh non không lông. Lá có phiến bầu dục, không lông, mặt dưới có tuyến nhỏ và gân phụ làm thành mạng mịn rõ, có lông mịn, hoa màu trắng, hình chuông. Quả nang có 5 cạnh tròn, 5 ô. Hạt có cánh.

Cây chân chó thường gặp ở vùng núi cao tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum. Người ta thu hái rễ cây và vỏ cây để làm thuốc.

Rễ cây chân chó được dùng chữa phong thấp, viêm đau khớp xương. Ngày dùng 12 - 16g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Vỏ cây chân chó sắc đặc dùng để rửa các vết thương.

Cây cẩu tích:

Còn gọi là cẩu tồn mao, kim mao cẩu tích, cây cu ly, cây lông khỉ, tên khoa học Cibotium barometj (L).J.Sm., thuộc họ Cẩu tích (Dicksoniaceae).

Cây cẩu tích là một loại dương xỉ thụ trạng, thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài tới 2m, mặt dưới có nhiều túi bào tử màu nâu nhạt. Mùa có bào tử tháng 10-1.

Cẩu tích mọc hoang khắp nơi ở miền núi, nơi đất ẩm, gần bờ suối. Người ta thu hái thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa hè-thu. Đem về cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng (để riêng dùng làm thuốc cầm máu). Sau đó rửa sạch, thái lát hay cắt từng đoạn dài 4 - 10cm, phơi hoặc sấy khô. Có khi đồ chín mềm rồi mới đem phơi khô, khi dùng thường tẩm dược liệu với rượu, để ủ một đêm rồi đem sao vàng.

Theo Đông y, cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, vào hai tinh can, thận, tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Thường dùng chữa phong hàn thấp gây đau lưng, nhức mỏi tay chân, đau thần kinh hông, khí hư, người cao tuổi đi tiểu són, tiểu không cầm được, tiểu nhiều lần, tiểu dắt.

Ngày dùng 10 - 20g khô, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Thường kết hợp với ngưu tất, đồ trọng, ý dĩ, mộc qua, cốt toái bổ, đương quy, tang chi... để chữa phong thấp, can thận yếu. Lông vàng dùng đắp lên các vết thương chảy máu để cầm máu.

Những người thận hư mà có nhiệt (nội nhiệt), tiểu tiện bí, nước tiểu màu vàng đỏ, thì không nên dùng cẩu tích.

Cây gan chó:

Còn gọi là rau gan chó (cẩu can thái), cây gan heo, lục dũng thái, thanh xà thái, cây lá diễn, tên khoa học Dicliptera chinensis (L.) Nees, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

Gan chó là cây thảo sống hàng năm hay vài ba năm, cao 30 - 80cm, thân và cành non có 4 cạnh, có lông tơ, các mấu phình to tựa như đầu gối. Lá mọc đối, màu xanh lục, phiến lá hình trứng thuôn, đầu và gốc đều nhọn, có lông thưa. Hoa màu trắng hồng, mọc thành xim ở nách lá và ở đầu cành. Các lá bắc hình trái xoan. Quả nang ngắn, có lông tơ ở phía đầu. Hạt dẹt. Mùa ra hoa từ mùa đông đến mùa hè.

Cây gan chó mọc hoang ở chỗ ẩm ướt và cũng được trồng để lấy lá nấu canh và lấy toàn cây làm thuốc. Người ta thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Loại cây này gặp nhiều ở các nước Đông Nam Á.

Theo Đông y, cây gan chó (lá diễn) có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, hương huyết, sinh tân dịch.

Thường dùng chữa cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, viêm phế quản, viêm gan cấp, viêm kết mạc, viêm ruột, lỵ nhiệt, phong thấp, viêm khớp, đi tiểu ít, đi tiểu ra đường trấp. Ngày dùng 30 - 60g cây khô hoặc 60 - 120g cây tươi, dạng thuốc sắc uống.

Dùng ngoài, lấy lá tươi rửa thật sạch, giã nát, xoa trị lở sưng, rôm sảy, mụn nhọt, bỏng rạ.

Chữa cảm mạo phong nhiệt, thường dùng bài thuốc: cây gan chó 40 - 50g, rau má 40g, bạc hà 20g, kinh giới 20g, sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Người ta còn dùng lá cây gan chó để nấu canh với thịt heo nạc, ăn rất thơm ngon, lại có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt độc có hiệu quả.

Lương y Đinh Công Bảy

Mách bạn thuốc hay: chữa sốt do nắng nóng bằng quả me

Quả me là quả của cây me, quả màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Cùi thịt quả non rất chua trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn. Theo nghiên cứu hiện đại, trong quả me có nhiều vitamin C, B, khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid... giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt. Me là loại quả dân dã được bán nhiều ở các chợ nhất là vào những tháng đầu hè. Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai... mà còn là vị thuốc. Thuốc từ quả me rất dễ làm mà chữa bệnh lại hiệu quả. Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn; chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị chứng hay chảy máu chân răng; chữa sốt do nắng nóng...

Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn: Quả me xanh 30g, đường trắng 10g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5 - 7 lần ô mai me.

Quả me.

Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa: Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.

Trị chứng hay chảy máu chân răng: 3 - 5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5 - 7 ngày.

Giải nhiệt ngày hè: 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.

Chữa sốt do nắng nóng: 15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.

Giúp giảm đau nhức xương khớp: 100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.

Bác sĩ Hoàng Minh

Các bài thuốc thuốc từ cây hành ta

Hành ta là gia vị của nhiều món ăn, là vị thuốc giàu dược tính. Theo Y học cổ truyền, hành ta vị thuốc còn gọi thông bạc, vị cay, khí ấm, tính bình, tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, phong tê thấp... Hành hoa thuận khí an thai, chi huyết hòa trung, ích 5 tạng, giải được thuốc nóng, cá thịt độc...

Tài liệu còn cho biết hành có chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, phospho và kali, caroten, alixin và đặc biệt hành có công năng kháng vi khuẩn, virut, nấm trong cơ thể. Hành giàu vitamin và khoáng chất, ít năng lượng. Người bị cảm cúm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm, béo phì thừa cân, ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ đều có thể dùng hành...

Chữa phụ nữ có thai bị cảm (cảm lạnh, cảm cúm, ho thở, nhiều đàm, tâm phiền bứt rứt): hành hoa cả cây 30g, hoặc thêm vỏ quít (trần bì) 12g. Sắc nước uống ấm.

Chữa phụ nữ động thai (đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, có khi ra dịch màu hồng nhạt): hành hoa cả rễ một nắm 40g, nấu nước uống.

Cháo hành gừng tía tô trị cảm cúm.

Chữa chóng mặt: biểu hiện khi nằm cũng chóng mặt do đàm thấp huyết ứ. Dùng hành xào giá đậu thịt heo hoặc các món ăn khác cho nhiều hành mà ăn.

Chữa đái tháo đường (người đái tháo đường mà tay chân tê lạnh): ăn các món xào, nấu canh, nấu súp, hủ tiếu, phở, cháo nên cho hành nhiều hành.

Chữa đau tức ngực sườn do tâm thống huyết ứ (hay đau tức ngực, khó thở hồi hộp...): hành hoa, hoặc hành củ xào, luộc, ăn tuần vài lần.

Chữa tắc tia sữa (tắc tia sữa, vú sưng đau): hành hoa một nắm 40g. Sắc nước uống.

Chữa bí tiểu (tiểu khó phải rặn mải mới ra vài giọt, bụng tức): hành cả cây giã xào nóng đắp chườm bụng dưới cho ấm vào trong, kết hợp sắc nước cho uống rất hay.

Chữa chứng âm hư ngoại cảm (người gầy gò, sợ gió không ra mồ hôi, cảm ho): hành 20g, đậu xị 12g, cát cánh 10g, sinh khương 6g, thục địa 16g, mạch môn 10g. Sắc uống ấm.

Chữa cảm cúm thông thường (đau đầu nghẹt mũi, không ra mồ hôi): hành hoa, tía tô, gừng tươi nấu cháo ăn đắp chăn cho ra mồ hôi.

Chữa mụn nhọt: dùng hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

Chữa đau bụng do giun (đau cơn, buồn nôn có khi nôn ra giun): hành tươi 40g giã vắt nước cốt trộn dầu mè cho uống.

Kiêng kỵ: Hành vị cay khí ấm giải biểu ra mồ hôi, vì vậy người nội nhiệt, ra nhiều mồ hôi, đau mắt đỏ, đau đỉnh đầu miệng khô khát, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khó, hạn chế dùng hành hoặc dùng hành nên kết hợp nhiều món ăn vị thuốc khác.

Lương y Minh Phúc

Mướp đắng làm giảm nồng độ men gan

Sở dĩ mướp đắng có tác dụng này là vì: mướp đắng có rất nhiều nước, nước có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Mướp đắng lại có tính hàn, bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong. Mướp đắng còn có tác dụng tăng cường chức năng gan, nên tăng khả năng thanh thải cho cơ thể. Mướp đắng còn có kháng sinh tự nhiên, nên có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh gây độc.

Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm nồng độ các men gan viêm như: AST, ALT (sự gia tăng các men này là một dấu hiệu cho tế bào gan đang bị viêm nặng). Mướp đắng còn được thực nghiệm chứng minh làm giảm nồng độ bilirubin trong máu (tăng bilirubin là một biểu hiện chứng tỏ gan chuyển hóa kém, đường mật đang bị tắc).

Vì thế mà mướp đắng là một loại quả rất tốt để điều trị các bệnh gan mật có tác dụng lợi gan, lợi mật nên mẹ bạn hoàn toàn có thể sử dụng.